Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày hôm nay (5/10). Đây là sự kiện lớn nhất đố...
Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày hôm nay (5/10). Đây là sự kiện lớn nhất đối với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây.
Sau 5 ngày đàm phán liên tục tại thành phố Atlanta, Mỹ, hiệp định vĩ đại TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) đã chính thức được ký kết hôm nay 5/10/2015.
Hiệp định TPP đã kéo dài 10 năm ròng rã với 19 vòng đàm phán chính thức, theo một số chuyên gia kinh tế, nếu lỡ cơ hội ngày hôm nay, thì 12 nước thành viên sẽ phải chờ đợi đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2017, và lúc ấy, tình hình rất có thể đã thay đổi.
Lãnh đạo các nước thành viên TPP trong buổi ký kết ngày 5/10.
Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên phải mở cửa hoàn toàn thị trường, đưa mức thuế về gần như bằng 0% trong thời gian rất ngắn, chỉ trừ một số mặt hàng cực kỳ nhạy cảm.
TPP là gì?
(Trans-Pacific Partnership) là Hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương, bao gồm 12 quốc gia: Úc, Brunei, Chile, Nhật, Mỹ, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Canada và Việt Nam.
TPP có tầm quan trọng thế nào?
Khi hiệp định TPP được ký kết, các nước thành viên phải đưa mức thuế xuất nhập khẩu về bằng 0%, gỡ bỏ mọi rào cản trong giao thương hàng hóa, dịch vụ.
Các lĩnh vực sẽ nhận sự thay đổi lớn nhất là: Kinh tế, môi trường, văn hóa, đạo đức kinh doanh.
Mục đích của TPP là gì?
Mục đích ban đầu: Là một thỏa thuận kinh tế giữa 4 quốc gia gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore vào năm 2005, có hiệu lực từ ngày 28/5/2006.
Mục đích hiện tại: Xóa bỏ hoàn toàn các loại thuế và rào cản xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, nói đơn giản, thì bạn có cơ hội rất lớn để mua một chiếc Macbook Pro hoặc iPhone bằng với giá bán ở Mỹ trong những năm tới.
Bên cạnh yêu cầu giảm thuế về 0%, tất nhiên chất lượng sản phẩm và tay nghề lao động của các nước thành viên phải theo một quy chuẩn chung, điều đó cho thấy, các sản phẩm chất lượng kém, không đạt chuẩn sẽ bị cạnh tranh trực tiếp trên sân nhà.
Các lĩnh vực trong hiệp định TTP
- Thương mại điện tử
- Dịch vụ xuyên biên giới
- Thuế
- Môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Sở hữu trí tuệ
- Chi tiêu công của chính phủ
- Đầu tư
- Lao động
- Pháp luật
- Giải quyết tranh chấp
- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch thực phẩm
- Viễn thông
- Dệt may
- Bồi thường thiệt hại thương mại
- Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên
Những lợi ích khi tham gia TPP:
- Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
- Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.
- Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.
- Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
- Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.
Khó khăn của Việt Nam khi tham gia TPP là gì?
- Một số ngành hàng sẽ gặp khó khăn như xe hơi, đường, thịt lợn/bò/gà.
- Các ngành bị tác động mạnh là Thực phẩm chế biến sẵn, rượu, hóa mỹ phẩm.
- Doanh nghiệp và người dân sẽ mất nhiền tiền hơn để mua bản quyền các sản phẩm trí tuệ.
Chúng ta cần phải làm gì khi đã ký kết hiệp định TPP?
- Tìm hiểu về luật doanh nghiệp
- Người lao động phải năng cao trình độ ngoại ngữ, tay nghề để có sản phẩm chất lượng cao.